Bánh trung thu chắc chắn sẽ là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm thức mỗi người Việt khi nhắc tới mùa trăng rằm hàng năm. Những chiếc bánh đầy đặn, được làm theo nhiều hình thú bắt mắt xuất hiện trên mỗi mâm cỗ trông trăng. Đồng thời cũng là món quà dành tặng những đứa trẻ ngoan, vui mừng phá vỗ vào khoảng thời gian này. Vậy bạn đã từng quan tâm tới nguồn gốc và ý nghĩa của nó hay chưa?
Nguồn gốc bánh trung thu
Bánh trung thu xuất hiện vào cuối thời Nguyên tại đất nước Trung Hoa, ước tính là những năm 1300. Theo truyền thuyết kể lại rằng, vào khoảng thời gian này, Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã lãnh đạo 1 cuộc khởi nghĩa nông dân.
Để thuận lợi cho việc tuyên truyền những thông tin bí mật phục vụ chiến tranh, họ đã nghĩ ra cách làm một loại bánh hình tròn để giấu mật thư bên trong. Nội dung của mảnh giấy đã ghi rõ thời gian bắt đầu chiến đấu là đúng ngày trăng tròn nhất của tháng 8, tức ngày 15 của tháng.
Nhờ có loại bánh này, tin tức khởi nghĩa đã nhanh chóng được lan truyền trong toàn quân, toàn dân mà không bị triều đình phát hiện. Vì vậy, sau này, người dân Trung Quốc đã lấy việc làm bánh trung thu vào ngày giữa tháng để tưởng nhớ.
Sau này, trong quá trình mở rộng lãnh thổ của mình, người Trung Quốc đã mang món bánh trung thu đi khắp các quốc gia trên thế giới. Và đặc biệt không thể bỏ qua những quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Món bánh này hiện nay đã được phát triển hơn so với phiên bản gốc về hình dáng, khẩu vị hợp mọi người hơn.
Tiết lộ bí mật về ý nghĩa loại bánh đặc biệt ít ai biết
Ngày nay, bánh trung thu không chỉ đơn thuần là một món ngon thường xuyên được xuất hiện vào dịp lễ trung thu. Hành động làm bánh, dâng bánh trông trăng hay trên các bàn thờ tổ tiên còn mang nhiều giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Với người Việt Nam, bánh trung thu đã trở thành 1 phần quan trọng của nền văn hóa. Loại bánh này đã được phát triển đa dạng về mặt hình dáng và nguyên liệu được sử dụng bên trong. Tuy nhiên phổ biến nhất đều phải kể tới 2 loại bánh nướng và bánh dẻo với những ý nghĩa đặc biệt khác nhau.
Ý nghĩa về mặt hình dáng bánh
Bánh trung thu thông thường sẽ được làm theo dạng hình tròn. Theo người Hán, tròn phát âm giống với chữ viên, ý chỉ cảnh gia đình đoàn viên vào ngày trăng rằm. Vì vậy, loại bánh này được sử dụng vào ngày rằm trung thu để cầu mong cho một gia đình êm ấm, viên mãn, tròn đầy.
Đồng thời, hình tròn này còn là ý chỉ trái đất vốn hình tròn, dù là người ở đâu cũng cần có thời gian sum họp, quây quần cùng gia đình của mình. Ngoài ra, loại bánh này còn được làm theo hình vuông, là biểu tượng cho hình dáng của trời đất.
Ý nghĩa đằng sau hình dạng này cũng mong muốn hướng con người ta tới những điều hạnh phúc, tự do. Tuy dần dần, các hình dáng bánh sẽ được thay đổi theo nhu cầu của khách hàng nhưng những giá trị của 2 dáng bánh này vẫn giữ nguyên. Dù có mua bất cứ loại bánh nào, các gia đình vẫn sẽ có ít nhất 1,2 chiếc hình truyền thống này.
Ý nghĩa về loại bánh trung thu
Xét theo loại bánh, người ta có thể chia ra làm 2 dạng bánh dẻo và bánh nướng. Trong đó bánh dẻo sẽ được làm từ bột nếp và nhân bên trong là nhân ngọt. Nguyên liệu được mọi người sử dụng làm nhân bánh là đậu xanh hoặc hạt sen đã qua chế biến.
Màu bánh sẽ là trắng ngà, thể hiện tình yêu, thủy chung, sắt son giữa vợ chồng và con cái trong gia đình. Chiếc bánh gần giống với hình dạng của vầng trăng tròn đầy ở rằm tháng 8 vô cùng ấm áp, ngọt ngào. Ngoài ra bạn cũng có thể liên tưởng tới 1 bông hoa tuyết trắng tinh khôi, mang đầy sự sống và tự tin.
Còn với bánh nướng, nhân được sử dụng thường là nhân mặt. Đặc biệt người ta sẽ để nguyên 1 quả trứng muối màu vàng bên trong để tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng khi ăn cùng với vị ngọt của các nguyên liệu nhân bánh khác tạo thành 1 mĩ vị khó cưỡng.
Sự kết hợp này cũng là thông điệp mà cuộc sống muốn gửi tặng mỗi người. Bởi bất cứ lúc nào trên đường đời bạn cũng có thể gặp các thử thách. Tuy nhiên hãy nhìn nhận nó một cách thật lạc quan, nỗ lực, yêu thương bản thân thì dưới nệm gai chắc chắn sẽ là mật ngọt.
Ý nghĩa khi dùng bánh trung thu làm quà tặng
Với vô vàn những ý nghĩa kể trên, bánh trung thu giờ đây còn được sử dụng như một món quà dành tặng những người thân yêu. Loại bánh này thể hiện được trọn vẹn nét đẹp văn hóa của người Việt thân tình, hiếu khách.
Hành động này không chỉ bày tỏ được tấm lòng yêu thương giữa người với người. Ngoài ra, chúng còn thay cho lời ước nguyện dành cho người nhận về một mùa đoàn viên tháng 8 trọn vẹn, ấm áp bên gia đình thân yêu.
Gửi 1 chiếc bánh tới đối phương là cách trao đi yêu thương của bản thân mình. Thời điểm hoàn hảo nhất để gửi tặng bánh là khoảng 1 đến 2 tuần trước khi dịp lễ chính thức diễn ra, sẽ nhắc nhở họ nhớ về ngày quan trọng này.
So sánh 2 phiên bản bánh truyền thống và hiện đại
Vậy so với phiên bản truyền thống, hiện nay, người ta thường làm bánh trung thu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua 1 vài so sánh đơn giản về 2 loại bánh này nhé.
Bánh truyền thống
Loại bánh truyền thống được làm từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Phải kể tới như đậu xanh, lạp xưởng, vừng, đường mỡ, lạc, thịt nạc, hạt bí,…
Bánh trung thu hiện đại
Cuộc sống ngày càng phát triển đi lên, vì vậy nhu cầu và thói quen thưởng thức món ăn của người dân từ đó cũng được thay đổi. Loại bánh đặc biệt chỉ được làm vào dịp trung thu này cũng đã thay đổi ít nhiều về mặt nguyên liệu và hương vị so với phiên bản gốc.
- Bánh nhân mặn: Nhân mặt trước đây chỉ được làm bằng thịt lợn là đã được đánh giá là xa xỉ. Tuy nhiên, giờ đây, sản phẩm đã được kết hợp với nhiều loại nhân hấp dẫn hơn như gà quay, trứng muối, dăm bông,…. để kích thích vị giác hơn.
- Bánh nhân chay: Đây là loại bánh ngày càng được ưa chuộng trong thị trường Việt. Bởi nhân của loại bánh này hoàn toàn chỉ được làm từ những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như hạt sen, khoai môn, đậu xanh, dứa, đậu đỏ,…Người dùng cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh đạm và không dễ bị ngán.
- Bánh nhân tươi: Hiện nay, các cơ sở sản xuất cũng thường làm những loại bánh nhân tươi, hoàn toàn không dùng chất bảo quản. Vì vậy, hương vị của bánh được thơ, thanh khiết và khi ăn cũng sẽ ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên thời gian sử dụng của chúng không lâu dài như những loại bánh thông thường nên bạn cần chú ý nhé.
- Bánh nhân rau câu: Đây là loại bánh mới chỉ xuất hiện trên thị trường trong những năm gần đây. Có rất ít công ty sản xuất do cách làm cầu kỳ, tốn nhiều công nghệ. Tuy nhiên thành quả lại vô cùng ngọt ngào do thạch bên trong mềm mát, tạo hình bắt mắt, rất được lòng khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Những cách làm bánh chuối thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà
- Bánh bèo có mấy cách làm, khác biệt vùng miền như thế nào?
Lời kết
Hy vọng qua bài viết về bánh trung thu trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về loại bánh đặc biệt này. Chúc bạn và gia đình sẽ có một mùa Trung thu thật ý nghĩa bên mâm bánh trung thu của mình. Trân trọng!