Bánh cuốn hay còn được gọi với cái tên gọi khác như là bánh ướt, bánh mướt. Là một thứ quà ăn sáng ngon của người Việt ta, được làm từ bột gạo, thịt, hành phi, mộc nhĩ,… Nếu bạn đang muốn thực hành làm nên món bánh nóng hổi, thơm ngon này để chiêu đãi cả gia đình thì có thể tham khảo một vài cách làm bánh đơn giản dưới đây.
Hướng dẫn cách làm bánh cuốn từ bột năng và bột gạo
Món bánh cuốn là một trong số những món ăn sáng quen thuộc với người dân Việt Nam ta từ xưa tới nay. Ở nhiều vùng miền khác nó còn được xem như đặc sản. Không chỉ trên những con đường ta mới có thể thấy được những quán bánh ướt mà còn có thể thấy những cô bê thúng bán bánh trên đường. Nếu bạn là một người cũng yêu thích món ăn này thì hãy cùng làm thử theo cách này nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh
Dưới đây là bảng số liệu làm Bánh cuốn dành cho 4 khẩu phần ăn. Bạn có thể tham khảo và tùy thuộc vào số lượng người ăn rồi cân đo, đong, đếm sao cho hợp lý nhất:
- Bột năng 65 gram
- Bột gạo 150 gram
- Thịt lợn xay 150 gram
- Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo 100 gram (đã được sơ chế ngâm nở và thái nhỏ)
- Hành tím 4 củ
- 4 thìa dầu ăn
- Nước mắm 1 thìa
- Muối/ hạt nêm/ đường mỗi thứ cần một chút
- Các món ăn kèm cùng như: chả, giò lụa, nem rán, rau thơm,… (dùng để ăn kèm với bánh ướt để tăng thêm phần ngon của hương vị).
Làm bột bánh cuốn
Điều đầu tiên để có được một mẻ bánh cuốn ngon thì hiển nhiên cần pha được bột bánh đúng cách. Cho bột năng, bột gạo đã chuẩn bị vào một cái tô lớn, sau đó hòa chúng với 500ml nước lọc, 1 thìa dầu ăn và ¼ thìa cà phê muối. Tiếp đó có thể lấy đũa, thìa hoặc phới để khuấy đều hỗn hợp ấy cho đến khi chúng hòa quyện vào nhau.
Làm nhân của bánh cuốn
Đầu tiên bạn cần phi thơm hành tím. Bắc chảo lên bếp rồi cho vào chảo 2 thìa dầu ăn đã chuẩn bị, khi mà dầu đã nóng đều thì cho phần hành tím đã thái mỏng vào phi thơm lên. Đợi cho đến khi hành chuyển sang màu vàng cánh gián thì tắt bếp, vớt ra bát một nửa hành đã phi thơm để trang trí cho phần bánh.
Sau khi đã phi hành vàng thì tiếp tục cho thêm thịt lợn băm hoặc xay, mộc nhĩ (nấm mèo) cùng với ¼ thìa cà phê hạt nêm, ¼ thìa cà phê muối vào chảo. Bật bếp, tiếp tục xào cho đến khi mọi nguyên liệu trong chảo chín đều thì tắt bếp.
Cách làm nước mắm để ăn bánh cuốn
Bạn cho các nguyên liệu nước mắm, nước lọc, bột ngọt (mì chính), đường, nước cốt chanh, ớt băm nhỏ (có thể thay bằng tương ớt hoặc ớt chưng) vào một cái bát, độ mặn ngọt tùy thuộc vào người ăn mà cho sao cho vừa miệng. Khấu đều và nếm thử xem có vừa với khẩu vị của gia đình không mà gia giảm nguyên liệu.
Cách đổ bánh cuốn chuyên nghiệp nhất
Chúng ta bắc chảo lên bếp, phết một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt lòng chảo rồi mở lửa vừa. Tiếp đến đổ một muôi (vá) bột đã được hòa sẵn trước đó vào chảo, dàn đều bột cho toàn bộ mặt chảo sao cho thật mỏng rồi đậy nắp lại.
Đợi trong khoảng 20 – 25 giây thì mở nắp ra xem bánh đã chính chưa, bánh chín rồi thì lấy bánh ra và để vào một cái đĩa to sạch hoặc là mâm sạch. Lấy phần nhân đã xào trước đó phết lên vỏ bánh rồi cuộn lại. Tiếp tục làm một mẻ bánh thứ theo tương tự như mẻ đầu, làm đến khi nào hết bột thì dừng.
Những đồ ăn kèm chuẩn vị nhất
Làm nem rán và cắt nhỏ, cắt nhỏ luôn chả và giò lụa đã mua. Rau thơm rửa sạch để ráo nước. Tất cả các nguyên liệu đã sơ chế xong thì bày lên đĩa để chuẩn bị ăn kèm với phần bánh cuốn đã làm. Chỉ với một vài loại rau đơn giản như vậy nhưng mang đến hương vị hòa quyện thật tuyệt vời.
Sau khi mà đã đổ xong Bánh cuốn thì cắt thành những miếng vừa ăn rồi bày lên đĩa, rắc lên trên đó là một chút hành phi cho món ăn thêm phần bắt mắt. Ăn kèm với món bánh ướt nóng hổi đó là bát nước mắm chấm chua ngọt, các món ăn kèm như giò lụa, chả lụa, nem rán, các loại rau ăn kèm như rau thơm, ngò, húng quế, rau sống,…
Tổng hợp tất cả hương vị từ bánh ướt cho đền đồ ăn kèm, ta có thể cảm nhận được hương vị ngon ngọt mang nét đẹp truyền thống. Ta có được cho mình một mẻ bánh ướt thơm ngon tròn vị để chiêu đãi cả gia đình.
Giới thiệu các loại bánh cuốn của các vùng miền
Bánh cuốn là món ăn mà mọi người có thể dễ dàng bắt gặp được các cửa hàng bán bánh ở trên khác các con phố. Ở nhiều nơi thì nó còn là nét đẹp, đặc sản của họ. Nhiều nơi có những cách làm bánh ướt khác hơn so với số đông hay làm. Hãy cùng đi tìm hiểu xem nhé.
Bánh cuốn ở Hải Phòng
Bánh cuốn Hải Phòng có sự khác biệt khá lớn so với bánh mướt mà ta thường hay thấy, sự mới lạ, khác biệt đó có ở từ bánh ướt cho đến nước chấm ăn cùng. Đã từ rất lâu trước đây thì người Hải Phòng đã có thói quen ninh xương để lấy nước ngọt pha với nước mắm chấm, mà nước mắm chấm nguyên chất Cát Hải đậm hương vị cá.
Để làm ra được món bánh ướt đúng vị của Hải Phòng thì trong khâu chọn lựa nguyên liệu cũng khá là cầu kỳ. Loại gạo để mà làm bánh thì phải chọn được loại gạo Mộc Tuyền ngon. Khi nó cho ra thành quả thì hương vị của bánh cũng thơm, dẻo ngon hơn những loại bánh mướt khác.
Bánh được chấm ăn kèm với nước mắm ninh xương cùng với những viên chả, từ đó mà tạo nên một hương vị thơm ngon hoàn toàn mới lạ. Khi mà ăn thì có thể cảm nhận được sự mềm dai của bánh, nước chấm thì ngọt thanh của nước xương, tất cả hòa quyện lại làm ra một món bánh đặc trưng.
Bánh cuốn nhân thịt ở Hà Nội
Lớp bánh cuốn được làm từ những hạt gạo được xay mịn. Bột bánh sẽ được phết mỏng lên mặt miếng vải bao quanh thành nồi, từ 25-30 giây sẽ được làm chín bằng sức nóng của hơi nước. Sau đó thì được cuốn với nhân thịt xay, mộc nhĩ đã được xào chín. Cuối cùng là chia cái bánh đã làm ra thành các phần nhỏ vừa ăn rồi bày ra đĩa. Bánh sẽ được bưng ra để cho thực khách thưởng thức ăn cùng với bát nước mắm chấm bên trong có hành khô và vài lát chả đã cắt lát.
Bánh cuốn tại Thanh Trì
Món bánh cuốn Thanh Trì đã được xem như là một món ăn đặc sản ở Hà Nội, những ai đã từng đến đây thì nhất định phải thử. Bánh thì thường sẽ được làm từ nguyên liệu là gạo tám thơm, gạo gié cánh và được tráng mỏng để ăn.
Loại bánh ướt này thì sẽ không có nhân, chúng được xếp ngay ngắn bên trong lòng của chiếc thúng, bên trên thì sẽ thường được người bán đậy bằng những chiếc lá như lá sen, lá dong hay lá chuối. Khi bán thì người ta thường sẽ tách các lớp bánh ra sao cho thật khẽ để tránh làm rách bánh.
Bên trên các mặt bánh thì sẽ được điểm xuyết bằng lớp mỡ hành màu vàng nâu đã được phi thơm trên chảo. Mỗi lớp bánh sau khi được lấy ra khỏi thúng thì sẽ được sắp xếp một cách ngay ngắn bên cạnh nhau, khi ăn thì sẽ được người ta dùng kéo để vắt đôi các lớp bánh.
Khi ăn bánh thì sẽ được ăn kèm với loại nước chấm đặc trưng của người bán sứ Thanh Trì. Ngoài ra thì nó còn được ăn kèm với một vài thức khác như là chả quế, đậu rán, giò lụa, rau thơm,…
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh đúc – Món ăn bình dị, thơm ngon của người Việt
- Cách làm bánh giò nhân thịt siêu ngon chuẩn vị Hà Nội
Kết luận
Bánh cuốn một món ăn ngon, nét văn hóa đặc trưng đậm nét phong cách của người Việt Nam. Cái cảm giác vỏ bánh mềm giai, nhân bánh thơm mùi hành phi ăn cùng với bát nước chấm chua ngọt, hòa quyện lại trở thành món thức quà sáng mà không thể thiếu trong lòng người dân ta.