Bánh tiêu một loại bánh tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt. Ngày nay món bánh đó đã trở thành một trong số những món ăn ẩm thực đường phố của Việt Nam. Nó mang trong mình hương vị của tuổi thơ, vị ngon ngọt, cảm giác mềm giòn, tất cả đều gói gọn trong chiếc bánh hồ tiêu. Nếu ai đã từng ăn qua món ăn dân dã ấy rồi thì hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị ấy.
Nguồn gốc của món bánh tiêu
Bánh tiêu hay còn có một tên gọi khác là bánh hồ tiêu. Đây là một dạng bánh nướng có nguồn gốc bắt nguồn từ một thành phố của Trung Quốc. Nó đã trở thành một loại món ăn ngon, phổ biến trên các nẻo đường của xứ Đài.
Để làm dậy lên được hương vị thơm ngon của bột bánh thì người làm bánh hồ tiêu thường không cho quá nhiều đường. Bánh sau khi đã được làm chín thì có độ căng phồng, rỗng ruột, thơm nhè nhẹ, bên ngoài thì được phủ một lớp mè trắng để tăng thêm phần hương vị.
Bánh tiêu làm từ bột gì?
Các loại bánh tiêu mà ta hay thấy trên khắp các con đường hiện nay thì nó đều được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột mì, bột khai, đường và vừng trắng. Bên cạnh đó nhiều nơi để biến tấu và làm mới hương vị của bánh thì thường thêm vào đó như là xôi, lá dứa, sầu riêng, đậu xanh,…
Sự kết hợp mới lạ với bánh tiêu
Món bánh này khi về đến Việt Nam thì vẫn giữ nguyên được hương vị và cách làm. Nhưng để món ăn được ngon hơn, hấp dẫn hơn với người dùng thì người dân Việt Nam kết hợp giữa bánh này với nhiều loại món ăn khác. Để rồi nhiều món ăn mới lạ từ món bánh đó ra đời.
Bánh tiêu kẹp bánh bò
Một món ăn kèm với bánh tiêu cực kỳ hợp mà nhất định phải kể đến đó là bánh bò. Đối lập với cái hương vị mềm giòn, ngọt dịu, thơm vừng mè của bánh hồ tiêu thì bánh bò lại mềm dẻo, thơm hương sữa, mùi vị ngọt thanh. Tuy là sự kết hợp giữa hai món bánh không có mấy sự tương đồng nhưng lại mang đến cho người dùng một hương vị hoàn toàn mới lạ và rất ngon miệng.
Bánh tiêu kẹp xôi
Ngoài hương vị bánh tiêu truyền thống thì mọi người có thể biến tấu nó một chút để làm món bánh hồ tiêu kẹp xôi mỡ hành béo ngậy nghe lạ mà quen. Vỏ bánh thì dai giòn, thơm ngọt, nhân bên trong thì là xôi mỡ hành dẻo, béo, ăn vào vài ba miếng lại cảm thấy rất ngon miệng.
Bánh tiêu kẹp sầu riêng
Đây cũng là một sự kết hợp tuyệt vời giữa món bánh tiêu thơm ngon cùng với vua của các loại trái cây là sầu riêng. Sự béo, ngọt, thơm của nhân sầu riêng kết hợp với mùi vị ngọt nhẹ của vỏ bánh, tạo nên một sự hòa quyện hợp nhau đến không tưởng, không quá ngọt mà lại làm tăng thêm phần hương vị. Bánh tiêu kẹp sầu riêng sẽ là một cách kết hợp mới lạ đáng để trải nghiệm.
Bánh tiêu nhân đậu xanh
Chỉ cần nghĩ đến món bánh nhân đậu xanh này thôi đã làm cho ta nóng lòng muốn thử. Những chiếc bánh hồ tiêu thì căng phồng đẹp mắt, mùi thơm nhè nhẹ, với độ giòn dai ăn cùng với nhân đậu xanh dừa béo, bùi, thơm mùi dừa mang đến cho mọi người cảm giác đưa miệng, ăn một rồi lại muốn ăn thêm. Đây sẽ là sự kết hợp không làm cho mọi người cảm thấy thất vọng đâu.
Sự kết hợp giữ Bánh hồ tiêu và cade
Một sự kết hợp rất mới lạ giữa bánh tiêu cùng với cade, phù hợp cho mọi người làm món bánh trà chiều nhâm nhi cùng với vài ba tách trà. Với cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần bỏ ra đôi chút thời gian là có thể làm cho mình, gia đình và bạn bè một món ăn vặt sáng tạo mà vô cùng ngon.
Những nguyên liệu làm bánh tiêu
Để làm được một món ăn vặt, tráng miệng như bánh này thì nó không yêu cầu mọi người cần chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu phức tạp. Chỉ cần một vài đồ dùng và nguyên liệu cơ bản sau là có thể làm ra những chiếc bánh vô cùng thơm ngon:
- Bột mì đa dụng để làm bánh
- Mè trắng hay còn gọi là vừng trắng
- Dầu ăn loại mà gia đình hay sử dụng
- Muối ăn
- Đường cát có thể là đường trắng hoặc vàng
- Các loại dụng cụ cần đến như là cây cán bột, thớt, tô, phới dẹt, rây lọc,…
Cách làm bánh tiêu đơn giản tại nhà cho 5 người ăn
Theo như nguyên liệu và dụng cụ nêu trên thì tùy thuộc vào số lượng người ăn mà căn chỉnh nguyên liệu sao cho phù hợp. Dưới đây là bài hướng dẫn cách làm bánh tiêu với nguyên liệu có số liệu để làm bánh cho 5 người ăn, có thể sẽ giúp ích cho bạn hãy cùng tham khảo.
Bước 1: Trộn bột
Đầu tiên cần trộn bột để làm bánh. Lấy 250 gram bột mì đa dụng, 40 gram đường cát trắng hoặc vàng và 1/5 thìa cà phê muối ăn. Sau đó cho tất cả những nguyên liệu này vào một cái bát lớn rồi dùng thìa hoặc là phới trộn bột để trộn đều các nguyên liệu với nhau.
Sau khi mà đã trộn các nguyên liệu thì bắt đầu đổ dần dần từ từ 170ml nước sôi vào chỗ nguyên liệu đã trộn đó. Trong lúc đổ nước thì cần phải trộn sao cho thật đều tay để bột không bị nhão. Lưu ý rằng, tùy vào từng loại bột và độ mới và cũ của bột mà nó có độ hút nước khác nhau vậy nên bạn nên cho nước vào từ từ và trộn đều tay để canh sao cho đổ được đúng một lượng nước vừa đủ.
Bước 2: Nhồi bột bánh tiêu
Bột mà bạn trộn với nước đã xong thì giờ đến bước nhồi bột. Bạn cần phải nhồi bột sao cho mà một nó kết dính thành một khối. Rải một chút bột lót ở dưới thớt rồi tiếp tục nhồi cục bột trên đến cho đến khi mà bột không dính vào tay, có độ ẩm thì lúc này là được. Tuyệt đối không nên nhồi bột quá lâu, nếu nhồi quá lâu thì bột rất dễ bị chai, lúc chiên sẽ không phồng đẹp.
Bước 3: Tạo hình cho bánh
Sau khi mà bạn đã có một khối bột hoàn chỉnh thì lúc này bạn cần lấy dụng cụ để chia bột, rồi chia cục bột đã nhào được thành 8 phần đều nhau. Tiếp đến mỗi phần bột thì bạn lại tiếp tục nhồi cho đến khi có cảm giác bề mặt của phần bột có độ ẩm thì vo tròn lại rồi lăn qua phần mè trắng đã chuẩn bị. Cuối cùng là ấn dẹt nhần bột đã lăn qua mè và lấy cây cán bột để cán mỏng nó ra thành hình tròn.
Bước 4: Chiên bánh tiêu
Đổ một lượng dầu ăn vừa phải vào trong chảo rồi bật bếp đun nóng dầu, để biết lúc nào dầu sôi thì bạn có thể dùng đũa thử, nếu thấy có bọt thì là dầu đã sôi. Lúc này hạ lửa nhỏ xuống rồi cho những cái bánh tiêu mà ta đã nặn vào trong chảo để chiên.
Khi bánh đã bắt đầu nổi lên thì bạn cầm đũa và xoay bánh cho thật đều tay trong khoảng 3 – 4 phút để cho bánh có thể nở đều. Tiếp lục lật mặt bánh còn lại và rồi làm tương tự. Bánh đã chín cả hai mặt thì vớt ra cho ráo dầu và làm tiếp tục tương tự với những chiếc bánh còn lại.
Khi mà bánh đã chín hoàn toàn thì hai mặt bánh đều có màu vàng, mùi thơm, ruột bánh mềm, vỏ bánh giòn, hương vị ngọt nhẹ. Lúc này là đã có được một đĩa bánh tiêu thơm ngon để đãi cả gia đình, bạn bè.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh trung thu và những bí mật về nguồn gốc, ý nghĩa
- Những cách làm bánh chuối thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà
Kết luận
Bánh tiêu quả là một thức quà không thể thiếu với người dân Việt Nam. Nó mang đến cho ẩm thực Việt một hương vị thơm ngon, vỏ bên ngoài thì giòn, bên trong thì mềm, đặc biệt là ăn cùng được với rất nhiều thứ khác.