• Các loại bánh
  • Công thức
  • Món ăn ngon
  • Đặc sản
  • Blog
No Result
View All Result
  • Các loại bánh
  • Công thức
  • Món ăn ngon
  • Đặc sản
  • Blog
No Result
View All Result
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
No Result
View All Result
Home Các loại bánh

Bánh trung thu và những bí mật về nguồn gốc, ý nghĩa

27 Tháng 9, 2022
in Các loại bánh
0 0

Bánh trung thu chắc chắn sẽ là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm thức mỗi người Việt khi nhắc tới mùa trăng rằm hàng năm. Những chiếc bánh đầy đặn, được làm theo nhiều hình thú bắt mắt xuất hiện trên mỗi mâm cỗ trông trăng. Đồng thời cũng là món quà dành tặng những đứa trẻ ngoan, vui mừng phá vỗ vào khoảng thời gian này. Vậy bạn đã từng quan tâm tới nguồn gốc và ý nghĩa của nó hay chưa?

Nguồn gốc bánh trung thu

Bánh trung thu  xuất hiện vào cuối thời Nguyên tại đất nước Trung Hoa, ước tính là những năm 1300. Theo truyền thuyết kể lại rằng, vào khoảng thời gian này, Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã lãnh đạo 1 cuộc khởi nghĩa nông dân.

Để thuận lợi cho việc tuyên truyền những thông tin bí mật phục vụ chiến tranh, họ đã nghĩ ra cách làm một loại bánh hình tròn để giấu mật thư bên trong. Nội dung của mảnh giấy đã ghi rõ thời gian bắt đầu chiến đấu là đúng ngày trăng tròn nhất của tháng 8, tức ngày 15 của tháng.

Nhờ có loại bánh này, tin tức khởi nghĩa đã nhanh chóng được lan truyền trong toàn quân, toàn dân mà không bị triều đình phát hiện. Vì vậy, sau này, người dân Trung Quốc đã lấy việc làm bánh trung thu vào ngày giữa tháng để tưởng nhớ.

Sau này, trong quá trình mở rộng lãnh thổ của mình, người Trung Quốc đã mang món bánh trung thu đi khắp các quốc gia trên thế giới. Và đặc biệt không thể bỏ qua những quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Món bánh này hiện nay đã được phát triển hơn so với phiên bản gốc về hình dáng, khẩu vị hợp mọi người hơn.

Nguồn gốc thực sự của món bánh trung thu ít ai biết
Nguồn gốc thực sự của món bánh trung thu ít ai biết

Tiết lộ bí mật về ý nghĩa loại bánh đặc biệt ít ai biết

Ngày nay, bánh trung thu không chỉ đơn thuần là một món ngon thường xuyên được xuất hiện vào dịp lễ trung thu. Hành động làm bánh, dâng bánh trông trăng hay trên các bàn thờ tổ tiên còn mang nhiều giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Với người Việt Nam, bánh trung thu đã trở thành 1 phần quan trọng của nền văn hóa. Loại bánh này đã được phát triển đa dạng về mặt hình dáng và nguyên liệu được sử dụng bên trong. Tuy nhiên phổ biến nhất đều phải kể tới 2 loại bánh nướng và bánh dẻo với những ý nghĩa đặc biệt khác nhau.

Ý nghĩa về mặt hình dáng bánh

Bánh trung thu thông thường sẽ được làm theo dạng hình tròn. Theo người Hán, tròn phát âm giống với chữ viên, ý chỉ cảnh gia đình đoàn viên vào ngày trăng rằm. Vì vậy, loại bánh này được sử dụng vào ngày rằm trung thu để cầu mong cho một gia đình êm ấm, viên mãn, tròn đầy.

Đồng thời, hình tròn này còn là ý chỉ trái đất vốn hình tròn, dù là người ở đâu cũng cần có thời gian sum họp, quây quần cùng gia đình của mình. Ngoài ra, loại bánh này còn được làm theo hình vuông, là biểu tượng cho hình dáng của trời đất.

Ý nghĩa đằng sau hình dạng này cũng mong muốn hướng con người ta tới những điều hạnh phúc, tự do. Tuy dần dần, các hình dáng  bánh sẽ được thay đổi theo nhu cầu của khách hàng nhưng những giá trị của 2 dáng bánh này vẫn giữ nguyên. Dù có mua bất cứ loại bánh nào, các gia đình vẫn sẽ có ít nhất 1,2 chiếc hình truyền thống này.

Hình dáng bánh và những ý nghĩa đằng sau
Hình dáng bánh và những ý nghĩa đằng sau

Ý nghĩa về loại bánh trung thu 

Xét theo loại bánh, người ta có thể chia ra làm 2 dạng bánh dẻo và bánh nướng. Trong đó bánh dẻo sẽ được làm từ bột nếp và nhân bên trong là nhân ngọt. Nguyên liệu được mọi người sử dụng làm nhân bánh là đậu xanh hoặc hạt sen đã qua chế biến.

Màu bánh sẽ là trắng ngà, thể hiện tình yêu, thủy chung, sắt son giữa vợ chồng và con cái trong gia đình. Chiếc bánh gần giống với hình dạng của vầng trăng tròn đầy ở rằm tháng 8 vô cùng ấm áp, ngọt ngào. Ngoài ra bạn cũng có thể liên tưởng tới 1 bông hoa tuyết trắng tinh khôi, mang đầy sự sống và tự tin.

Còn với bánh nướng, nhân được sử dụng thường là nhân mặt. Đặc biệt người ta sẽ để nguyên 1 quả trứng muối màu vàng bên trong để tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng khi ăn cùng với vị ngọt của các nguyên liệu nhân bánh khác tạo thành 1 mĩ vị khó cưỡng.

Sự kết hợp này cũng là thông điệp mà cuộc sống muốn gửi tặng mỗi người. Bởi bất cứ lúc nào trên đường đời bạn cũng có thể gặp các thử thách. Tuy nhiên hãy nhìn nhận nó một cách thật lạc quan, nỗ lực, yêu thương bản thân thì dưới nệm gai chắc chắn sẽ là mật ngọt.

Thông điệp bên trong mỗi chiếc bánh 
Thông điệp bên trong mỗi chiếc bánh

Ý nghĩa khi dùng bánh trung thu làm quà tặng

Với vô vàn những ý nghĩa kể trên, bánh trung thu giờ đây còn được sử dụng như một món quà dành tặng những người thân yêu. Loại bánh này thể hiện được trọn vẹn nét đẹp văn hóa của người Việt thân tình, hiếu khách.

Hành động này không chỉ bày tỏ được tấm lòng yêu thương giữa người với người. Ngoài ra, chúng còn thay cho lời ước nguyện dành cho người nhận về một mùa đoàn viên tháng 8 trọn vẹn, ấm áp bên gia đình thân yêu.

Gửi 1 chiếc bánh tới đối phương là cách trao đi yêu thương của bản thân mình. Thời điểm hoàn hảo nhất để gửi tặng bánh là khoảng 1 đến 2 tuần trước khi dịp lễ chính thức diễn ra, sẽ nhắc nhở họ nhớ về ngày quan trọng này.

So sánh 2 phiên bản bánh truyền thống và hiện đại

Vậy so với phiên bản truyền thống, hiện nay, người ta thường làm bánh trung thu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua 1 vài so sánh đơn giản về 2 loại bánh này nhé.

Tặng bánh trung thu để trao đi yêu thương
Tặng bánh trung thu để trao đi yêu thương

Bánh truyền thống

Loại bánh truyền thống được làm từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Phải kể tới như đậu xanh, lạp xưởng, vừng, đường mỡ, lạc, thịt nạc, hạt bí,…

Bánh trung thu hiện đại

Cuộc sống ngày càng phát triển đi lên, vì vậy nhu cầu và thói quen thưởng thức món ăn của người dân từ đó cũng được thay đổi. Loại bánh đặc biệt chỉ được làm vào dịp trung thu này cũng đã thay đổi ít nhiều về mặt nguyên liệu và hương vị so với phiên bản gốc.

  • Bánh nhân mặn: Nhân mặt trước đây chỉ được làm bằng thịt lợn là đã được đánh giá là xa xỉ. Tuy nhiên, giờ đây, sản phẩm đã được kết hợp với nhiều loại nhân hấp dẫn hơn như gà quay, trứng muối, dăm bông,…. để kích thích vị giác hơn.
  • Bánh nhân chay: Đây là loại bánh ngày càng được ưa chuộng trong thị trường Việt. Bởi nhân của loại bánh này hoàn toàn chỉ được làm từ những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như hạt sen, khoai môn, đậu xanh, dứa, đậu đỏ,…Người dùng cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh đạm và không dễ bị ngán.
  • Bánh nhân tươi: Hiện nay, các cơ sở sản xuất cũng thường làm những loại bánh nhân tươi, hoàn toàn không dùng chất bảo quản. Vì vậy, hương vị của bánh được thơ, thanh khiết và khi ăn cũng sẽ ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên thời gian sử dụng của chúng không lâu dài như những loại bánh thông thường nên bạn cần chú ý nhé.
  • Bánh nhân rau câu: Đây là loại bánh mới chỉ xuất hiện trên thị trường trong những năm gần đây. Có rất ít công ty sản xuất do cách làm cầu kỳ, tốn nhiều công nghệ. Tuy nhiên thành quả lại vô cùng ngọt ngào do thạch bên trong mềm mát, tạo hình bắt mắt, rất được lòng khách hàng.
Loại bánh truyền thống trước đâyLoại bánh truyền thống trước đây
Loại bánh truyền thống trước đây

Có thể bạn quan tâm:

  • Những cách làm bánh chuối thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà
  • Bánh bèo có mấy cách làm, khác biệt vùng miền như thế nào?

Lời kết

Hy vọng qua bài viết về bánh trung thu trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về loại bánh đặc biệt này. Chúc bạn và gia đình sẽ có một mùa Trung thu thật ý nghĩa bên mâm bánh trung thu của mình. Trân trọng!

ShareTweetShare
admin

admin

Next Post
Bánh tiêu một món ăn đường phố quen thuộc tại Việt Nam 

Bánh tiêu ăn kèm với món gì ? Cách làm bánh tiêu tại nhà?

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Khái quát sơ lược về nguồn gốc và đặc điểm của gỏi cuốn

Gỏi cuốn – Nét tinh hoa đặc sắc của ẩm thực Việt Nam

12 Tháng 1, 2023
Đôi nét khái quát về món ăn dân dã truyền thống này

Bún riêu – Món ăn dân dã lâu đời trong ẩm thực Việt

13 Tháng 1, 2023
Trong cuốn có gì?

Ý nghĩa của món gỏi cuốn thường ăn có thể bạn chưa biết

12 Tháng 12, 2022
Những lưu ý khi trang trí ᴄà rốt tỉa hoa đúng ᴄáᴄh

Cách tỉa cà rốt nấu bò kho đơn giản mới nhất năm 2022

7 Tháng 10, 2022
Bò kho món ăn lâu đời tại Việt Nam

Bò kho – Món ăn lâu đời và quen thuộc tại Việt Nam, khó quên

0
Giá trị của món ăn ngon thịt kho trứng

Thịt kho tàu – Món ăn mang đậm nét văn hóa của người Việt 

0
Nước chấm ngon sẽ giúp món ăn ngon và đậm vị hơn 

Bún măng vịt và sự thơm ngon cảm nhận được từ nơi xa

0
Cách nấu bún bò Huế chay

Bún bò – Hương vị say đắm lòng người với cách nấu đơn giản

0
Thịt gác bếp có thể được sử dụng trong nhiều dịp

Thịt gác bếp – Đặc sản nổi tiếng của núi rừng Hà Giang

21 Tháng 9, 2024
Thịt trâu gác bếp chính hãng giữ hương vị đặc trưng

Thịt trâu gác bếp – Sản phẩm chính hãng, giá tốt, đảm bảo

21 Tháng 9, 2024
Các loại bánh cuốn tại Việt Nam

Các loại bánh cuốn đặc sản phổ biến tại Việt Nam ta

8 Tháng 3, 2023
Cách làm bánh cuốn nóng thịt nướng

Cách làm bánh cuốn nóng thịt nướng tại nhà đơn giản

8 Tháng 3, 2023

Chia sẻ bí quyết nấu ăn ngon mỗi ngày, địa điểm các món ăn ngon của ẩm thực Việt Nam và quốc tế. Khám phá văn hóa ẩm thực ba miền đầy hấp dẫn.

©Copyright @2022 by amthucmuonnoi.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Các loại bánh
  • Công thức
  • Món ăn ngon
  • Đặc sản
  • Blog

©Copyright @2022 by amthucmuonnoi.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In