Bánh giò là một đặc sản của người Hà Nội, một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực ở thủ đô nghìn năm văn hiến. Ngày nay, hình ảnh các tiệm bán loại bánh này trên khắp các con phố Hà Nội đã trở nên thân thuộc với mỗi người dân thủ đô. Nhưng bạn có biết tại sao nó có tên như vậy hay không?
Tại sao có tên là bánh giò?
Một anh nhân viên công sở Hà Nội đã đăng lên một diễn đàn như thế này: mỗi ngày anh ấy đều ăn bánh giò sau khi tan làm, anh ấy rất thích ăn món ăn này. Nhưng anh ta thắc mắc tại sao người ta lại lấy cái tên đó đặt cho món ăn này và nó có liên quan gì đến giò hay không?
Điều đó khiến cho rất nhiều tín đồ ẩm thực Hà Nội bắt đầu suy nghĩ về nguồn gốc thật sự của cái tên này. Một số người nói rằng vì nó ăn với giò, nên đơn giản sẽ được gọi là bánh giò.
Một số những người khác lại dựa vào hiểu biết của mình về món ăn để nhận định. Họ cho rằng từ giò là đọc láy của từ tro trong tro bếp (ngôn ngữ vùng miền). Bởi vì làm món ăn này, gạo sẽ phải được ngâm qua nước tro, cho nên người ta đọc lái ra bánh giò, chứ chẳng có liên quan gì giò chúng ta hay ăn cả.
Một ý kiến nhận được nhiều đồng tình nhất đã nói rằng, bánh giò phải được làm từ thịt vai nạc của heo ngon, mà các cửa hàng xay giò, chả ở Hà Nội mỗi ngày có thể sẽ dư thừa rất nhiều thịt. Cho nên họ tận dụng làm nhân bánh. Vì được tạo ra bởi những người làm giò, nên người ta gọi như vậy.
Bánh giò – Món quà sáng tuyệt vời của Hà Nội
Bên cạnh phở, nhắc về Hà Nội mà không nhắc về bánh giò thì vô cùng thiếu sót. Nói như vậy để thấy rằng không phải chỉ riêng phở được ưa chuộng mà tại đây, món bánh này còn là thức quà mỗi sáng mà người dân Hà Nội lựa chọn.
Người dân Hà Thành đã xem bánh như là một thức quà tuyệt vời. Bạn ăn bánh giò vào sáng sớm đủ dinh dưỡng mà tiện lợi. Bạn cũng có thể ăn bánh vào những buổi chiều với giờ tan làm công sở, những cơn đói đến bất chợt.
Là một loại bánh bình dân, giá cũng bình dân nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tinh hoa của Hà Nội. Bạn có thể bắt gặp thứ thức ăn này trên mọi con phố, đặc biệt tại các nơi có mật độ người qua lại đông đúc thì càng dễ dàng. Ví dụ như chợ, trường học, cửa của các công sở.
Là người đã sinh sống và từng có cơ hội đến Hà Nội, câu nói “Ai bánh giò nóng đây?” chắc hẳn cũng một lần biết tới. Thật vậy, món ăn này cũng được rất nhiều người bán rong trên những chiếc xe đạp rong ruổi khắp Hà Thành, quanh từng con phố lớn nhỏ.
Ăn bánh giò vào tết đoan ngọ có ý nghĩa gì?
Đầu tiên, bạn có biết về ngày tết đoan ngọ. Ở các miền quê ngày này cũng có những ý nghĩa nhất định. Ví dụ như ở Thái Bình, ngày 5 tháng 5 âm lịch cũng được gọi là tết đoan ngọ, nhưng những chàng rể sẽ mang biếu bố vợ một cặp vịt thật đẹp. Và họ cũng gọi đó là ngày “tết bố vợ”.
Ở Hà Nội và một số nơi, ngày tết Đoan Ngọ có ý nghĩa vô cùng trang nghiêm và thành kính. Vào ngày này, cư dân Hà Thành nhất định không thể bỏ qua món bánh giò. Sáng sớm ngày này, bạn hãy dậy sớm, chuẩn bị cho mình một chiếc bánh thật ngon, một cốc chè hạt sen, một ít trái cây và rượu nếp.
Nó mang ý nghĩa “giết sâu bọ”. Người xưa quan niệm trong cơ thể con người có nhiều yếu tố gây bệnh, họ gọi đó là sâu bọ. Tuy nhiên, đối với nhiều người việc ăn bánh giò còn khác xa lạ trong ngày lễ này. Chúng ta thường biết về ngày tết Đoan Ngọ hay ăn cái rượu nếp, quả vải, quả xoài,… nhưng ít ai biết về bánh này cũng chính là một thói quen được lưu truyền từ xa xưa.
Làm sao để làm bánh giò tại nhà?
Là một món ăn dân giã, đã xuất hiện từ xa xưa ở Hà Nội, vậy bạn có biết về cách làm món ăn này vô cùng nhanh chóng? Còn gì tuyệt vời hơi khi mỗi dịp cuối tuần rảnh rỗi, bạn có thể vào bếp để làm bánh giò cho gia đình và những người thân yêu? Hãy học ngay cách làm bánh giò đơn giản tại nhà sau đây nhé!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu của bánh giò
Để bắt đầu, đầu tiên bạn luôn phải có hương vị, nguyên liệu tươi ngon. Bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản như sau: thịt lợn băm nhuyễn, mộc nhĩ, bột gạo và bột năng, nấm hương, hành tím, lá chuối, nước xương, hành phi và tỏi băm,… Kèm với đó là một vài loại gia vị cần thiết.
Bạn cũng cần chuẩn bị một số vật dụng có như thớt, dao, chén bát và bếp gas. Món ăn này không đòi hỏi quá nhiều ở các gia vị và công cụ, do vậy có thể nói rằng dù là sinh viên thì bạn cũng có thể dễ dàng cùng bạn bè thực hiện, vừa rẻ vừa vui vẻ. Tình cảm gia đình, bạn bè cũng vì thế mà được gắn kết nhiều hơn, món ăn của tình cảm như vậy thì bạn hãy thử làm ngay đi nhé để có được cảm nhận tuyệt vời nhất.
Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh giò
Bánh giò bao gồm 2 bộ phận chính, gồm bỏ bánh và nhân bánh. Đó là vỏ bánh bao phủ bên ngoài và nhân bánh phải từ thịt lợn, được băm nhỏ. Bạn nên chọn phần thịt vai lợn cho món bánh này.
Bạn bắt đầu phi thơm các phụ gia như hành tỏi, sau đó xào thịt trước rồi cho nấm hương, mộc nhĩ xào cùng. Bạn không cần phải xào quá chín để giữ được vị ngọt trong khi bạn hấp món ăn này.
Bước 3: Làm vỏ bánh giò
Nhìn chiếc bánh giò núng nính là phần vỏ màu trắng bao phủ bên trong nhân thịt ngọt. Vậy bánh giò làm từ bột gì? Câu trả lời là bột gạo. Đầu tiên bạn cho một lượng bột gạo vừa đủ vào cùng muối, được hòa với nước hầm xương. Theo tỉ lệ 4 phần bột gạo 1 phần bột năng để tạo độ sánh mịn.
Bạn nên sử dụng bột gạo tẻ hoặc bột gạo nếp tùy thích. Thông thường, món ăn này nên được làm từ bột gạo tẻ sẽ giữ được nguyên vị. Bạn cho khoảng 1,5 lít nước hầm xương hoặc nước dùng vào khoảng 400 gram bột, sau đó đun nhỏ lửa trong một thời gian nhất định để bột bắt đầu kèo lại. Đây chính là cách pha bột bánh giò ngon nhất, mang đến độ ngon ngọt cho vỏ bánh nha.
Khi bột nửa chín nửa sống thì bạn có thể dừng lại. Hãy chỉ khuấy cho đến khi nó đặc lại là được. Trong thời gian đó, hãy bắt đầu sơ chế và vệ sinh lá chuối để bắt đầu gói bánh sạch sẽ nhất.
Bước 4: Gói bánh giò bằng lá chuối và hấp
Bạn hãy gấp chiếc lá thành hình phễu trước khi bắt đầu gói. Đầu tiên, hãy cho một lớp bột bên trong phễu của chiếc bánh. Sau đó là một lớp thịt được dàn đều và cuối cùng là một lớp bột nữa để bao trọn phần vỏ.
Bạn có thể nhúng vật dụng của mình vào dầu ăn để giúp cho việc hạn chế bám dính của bột. Bạn cũng có thể sử dụng màng bọc thực phẩm bên ngoài chiếc bánh để giúp nó tạo khối tốt hơn.
Sau đó, bạn đem đi hấp chừng 30 đến 35 phút là bánh sẽ dùng được. Lúc này, bạn khéo léo mang bánh ra khỏi phễu. Bạn có thể để cho bánh giò nguội hơn một chút là có thể thưởng thức ngay.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh Karo: Sự kết hợp độc lạ giữa bánh bông lan và ruốc gà
- Bánh kem – Nguyên liệu tạo nên hương vị thơm ngon nhất
Lời kết
Bánh giò là loại thức ăn mỗi sáng sớm không thể nào bỏ qua ở Hà Nội. Nếu có dịp đến với Hà Thành, đây chắc chắn là đặc sản bạn không nên bỏ qua. Nếu muốn biết những địa điểm của món ăn này ngon nhất, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.