Bánh trôi nước là món ăn đặc trưng và truyền thống cho mỗi dịp đón tết Hàn Thực. Tuy nhiên, đối với bạn trẻ yêu thích sự hiện đại, chắc chắn rất nhiều người không biết cách làm món bánh này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm nhiều góc nhìn về bánh trôi nước và cách làm món ăn truyền thống này.
Đôi nét về bánh trôi nước
Bánh trôi nước được làm từ bột gạo nếp, hình thức bột gạo có thể ở cả hai dạng khô và ướt. Bánh có lớp vỏ được nặn tròn, bao bên trong là nhân đường viên trắng hoặc đỏ. Khi ăn, vỏ bánh dẻo mát mịn kết hợp với vị ngọt của đường rất hài hoà. Khi bày lên đĩa còn được rắc thêm một chút vừng và dừa nạo để tạo độ béo bùi.
Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của bánh trôi nước
Bánh trôi có cả ở 2 miền, người Bắc sẽ gọi thành phẩm là bánh còn miền Nam gọi là chè trôi nước. Người Bắc sẽ làm bánh có kích thước nhỏ, sau đó vớt ra đĩa và sử dụng ăn khô, không ăn với nước. Nhân bánh có vị ngọt sắc nhưng rất thanh nhẹ. Đối với chè trôi nước miền Nam, kích thước viên trôi nước được nặn lớn, dùng nhân đậu xanh và ăn kèm với nước đường gừng.
Theo lịch sử ghi chép lại, bánh trôi nước ra đời từ các truyền thuyết lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên, tới thời kỳ Hai Bà Trưng thì loại bánh này mới được phổ biến. Người Việt Nam chọn ngày lễ Hàn Thực chính là tết có bánh trôi để cúng ông bà tổ tiên.
Truyền thống này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam có nền văn minh lúa nước. Vậy nên, dâng tổ tiên các loại bánh được làm từ gạo chính là tỏ lòng biết ơn với cha ông vì đã mang lại cây lúa có giá trị cao tới tận ngày hôm nay.
Gợi ý cách làm bánh trôi nước truyền thống chuẩn vị
Hầu hết phụ nữ trung niên đều biết làm món bánh truyền thống này. Tuy nhiên, nhiều chị em hiện đại vẫn thấy bối rối với những công đoạn chuẩn bị tỉ mỉ cho ngày Tết Hàn Thực. Hiểu được những băn khoăn đó, chúng tôi sẽ chia sẻ công thức chi tiết cùng hướng dẫn cụ thể ngay sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh trôi nước
Để món bánh được thơm ngon tròn vị, bạn cần đọc kỹ để chuẩn bị đủ những thành phần sau.
- Phần bột bánh: Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng bột gạo tẻ và gạo nếp ở dạng khô theo tỷ lệ 1-10, cứ 100g bột nếp tương ứng với 10g bột tẻ. Bạn chuẩn bị thêm nước ấm ở nhiệt độ vừa phải để nhào bột. Nếu gia đình thích bánh có độ rắn hơn, bạn có thể điều chỉnh tăng thêm bột gạo tẻ.
- Phần nhân đường: Sử dụng đường phèn để vị được thanh hơn.
- Mẹo nhỏ: Bạn có thể thêm một chút muối và tinh chất vani để phần bột hương thơm và vị đậm đà. Ngoài ra nên rang sẵn một chút mè và nạo dừa tươi để phục vụ bước trang trí cuối cùng.
Chế biến bánh trôi nước như thế nào?
Ngày nay, với sự phát triển hiện đại của Internet, mọi người đã sáng tạo món bánh truyền thống này ra rất nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, về quy trình chế biến cơ bản vẫn luôn tuân thủ theo đúng như ông bà ta đã hướng dẫn. Các loại bánh truyền thống, lại là bánh đem dâng cúng tổ tiên sẽ có cách làm khá tỉ mỉ, cụ thể như sau.
Hướng dẫn làm phần vỏ bánh trôi nước
Để làm phần vỏ bánh được ngon, mịn màng và dai thì quan trọng nhất là bước nhào bột. Bạn hãy chuẩn bị một cái âu hoặc chậu sạch sẽ khô ráo, cho phần bột nếp, bột tẻ và chút xíu muối vào chung. Sau đó dùng tay trộn đều hai phần bột với nhau, tiếp đến cho nước ấm từ từ vào phần bột và nhào.
Trong khi nhào cho nước chậm, tránh để bột bị nhão và ướt. Nếu nhào đều tay và để hỗn hợp ngấm đủ nước, bột bánh sẽ rất dẻo. Cuối cùng, bạn chỉ cần kiểm tra bột xem còn dính tay hay không, nếu chạm vào bột thấy mịn không dính là được.
Cách chuẩn bị phần nhân đường
Bạn có thể tùy chọn giữa hai loại đường phên đỏ hoặc trắng, nếu muốn bánh dậy mùi thơm hơn nên chọn loại đường đỏ (nâu) được làm từ mật mía. Khi mua về, bạn dùng dao xắt thành những viên nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước bánh trôi nước mong muốn, nên để khoảng 1cmx1cm. Ngoài chợ cũng có sẵn rất nhiều loại đường được sơ chế sẵn, bạn có thể mua luôn để tiết kiệm thời gian chuẩn bị.
Ra bột và nặn bánh
Sau khi nhào bột xong, phần nhân đường cũng đã sẵn sàng, bạn cần chuẩn bị một chiếc mâm hoặc khay lớn để nặn bánh. Trước khi ra bột thành từng phần nhỏ, bạn cần rửa tay kỹ để bánh được trắng sạch, tránh vi khuẩn bám vào khi nặn.
Phần bột chia nhỏ ra các miếng bánh vừa phải, sau đó làm dẹt ra cho nhân đường vào trong rồi vo tròn lại. Lưu ý: làm nhanh tay, không vo lại nhiều lần vỏ bánh trôi nước dễ dẫn đến vỡ và nhân đường bên trong bị chảy ra ngoài. Nặn xong bánh sẽ đem đi luộc luôn.
Hướng dẫn luộc bánh
Trước khi luộc cần chuẩn bị một chậu nước lọc sạch và lạnh để vớt bánh. Sau đó, bạn bắc một nồi nước lên bếp, cho nước sôi lớn rồi hạ nhỏ lửa cho lăn tăn, thả bánh nhẹ nhàng vào. Lưu ý: không dùng đũa đảo bánh trong nồi khiến bánh vỡ nhân, sẽ hỏng cả nồi nước.
Hãy để bánh tự nhiên trong nồi nước và quan sát, thấy bánh nổi lên là đã chín. Lúc này, bạn có thể dùng muỗng vớt bánh ra thả vào chậu nước lạnh kế bên khoảng 2 phút để bánh không dính vào nhau. Tiếp theo, vớt bánh trôi nước ra đĩa vừa ăn theo cách trình bày quen thuộc của gia đình, rắc vừng đều phủ kín đều mặt bánh, có thể thêm một chút dừa nạo là hoàn thành.
Lưu ý quan trọng khi chế biến
Phong tục làm bánh trôi nước hiện nay không còn được phổ biến do ai cũng bận rộn và các dịch vụ bán sẵn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu dành chút thời gian cùng gia đình quây quần chuẩn bị mâm bánh sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa. Làm món bánh này cầu kỳ nhưng không quá khó, hãy lưu ý một vài thông tin sau để bạn có thể đạt được thành phẩm tốt nhất cả về hình thức lẫn nội dung.
- Khi chọn bột bánh yêu cầu phải lựa thật kỹ lưỡng, tránh bột kém chất lượng. Bột nào có nhiều sạn và tạp chất khi ăn sẽ mất đi vị ngon và gây cảm giác khó chịu. Gia đình nào thích bánh dẻo hơn có thể chọn loại bột nước tươi, tuy công đoạn chuẩn bị hơi vất vả nhưng đảm bảo thành phẩm chất lượng.
- Nước để nhào bột bánh là nước ấm nhiệt độ trung bình khoảng 50-60 độ, tránh sử dụng nước quá nóng làm chín và vón cục bột.
- Không nên luộc bánh quá lâu sẽ gây nhão và có thể bị vỡ bánh, ngay khi thấy bánh nổi cần vớt bánh ra luôn.
- Khi nặn bánh trôi nước cần làm vỏ mỏng, không quá dày nhưng phải đủ để bao hết phần nhân đường ở bên trong sao cho không có khe hở hoặc lỗ hổng.
- Yêu cần thành phẩm: Bánh sau khi hoàn thành có độ dai, mịn, trắng đều, nhân không bị vỡ. Khi cho bánh vào miệng cảm thấy mát lạnh, thơm mùi vừng và vị ngọt thanh hòa quyện nhẹ nhàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bò kho – Món ăn lâu đời và quen thuộc tại Việt Nam, khó quên
- Bún bò – Hương vị say đắm lòng người với cách nấu đơn giản
Lời kết
Việc làm bánh thể hiện truyền thống, gắn kết gia đình. Ngoài ra, việc chính tay bạn lựa chọn nguyên liệu sẽ giúp yên tâm khi ăn hơn. Hy vọng rằng qua bài viết, những bạn chưa biết làm món bánh trôi nước này sẽ tự tin hơn để vào bếp trổ tài mùa tết hàn thực sắp tới!