Trâu gác bếp đã trở thành truyền thuyết với vị cay tê từ gia vị đặc trưng miền Tây Bắc, ai mùi khói bếp khiến bất cứ ai cũng phải mê. Nó không cay, nó không cứng nhưng lại tê tê ngòn ngọt! Thế mới lạ. Ở đâu và do đâu có món đặc sản này? Nội dung dưới đây sẽ mang lại cái nhìn tổng quan nhất về đệ nhất đặc sản Thịt trâu khô gác bếp Tây Bắc. – nó đặc biệt lắm.
Các loại thịt trâu gác bếp
Loạn thị trường thịt trâu gác bếp là cảm nhận của nhiều người. Nào là hàng xịn, nào là từ Điện Biên, Sơn La,… nói chung cũng thuộc 6 tỉnh Tây Bắc, mùi vị na ná nhau. Đen thì mua phải hàng giả chứ ở đâu ăn cũng tạm. Giá trâu gác bếp thì hiện đang loạn xới…
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm chẩm chéo khô và ướt theo công thức chuẩn nhất
- Cách làm bò kho đơn giản tại nhà ngon như ngoài hàng
- Cách nấu bò kho bánh mì ngon hảo hạng ai cũng phải mê
Trâu gác bếp Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp Tây Bắc là số 1 với hương vị trâu khô ai mùi khói gác bếp, gia vị đậm đà chút gì đó cay cay của hạt Mắc khén, mùi thơm dậy của Dổi rừng và nhiều loại hương liệu đặc trưng rừng núi khác. Xưa là món riêng của người Thái Đen, nay khắp Tây Bắc đều làm món gác bếp này.
Thịt trâu gác bếp ngon thì tùy cơ sở sản xuất, nhưng theo kinh nghiệm thì các loại có nguồn gốc từ: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và Sapa đều rất đáng để thưởng thức (đang nói hàng xịn nhé). Mùi vị thì cũng như nhau thôi, hàng Sapa sẽ cay hơn chút đỉnh.
Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Tại đây đều có món trâu khô ngon nhưng được yêu thích nhất là trâu gác bếp 3 nơi: Sapa (Lào Cai), Sơn La và Điện Biên. Trong đó, trâu khô Sơn La và Điện Biên là đặc biệt hơn cả.
Thịt trâu tươi được ướp gia vị đặc biệt cùng hạt mắc khén Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái tại Sơn La, gác bếp củi sấy khô bằng khói trong nhiều ngày. Điểm khác biệt của thịt Trâu gác bếp là mùi vị thơm ngon đặc trưng không nơi nào có, rất ngọt và đậm đà khó quên.
Giá thịt trâu gác bếp Tây Bắc
Giá thịt trâu khô gác bếp thành phẩm mua lẻ hiện nay dao động từ 750.000đ đến 850.000đ/kg. Tại Hà Nội thường giá tối thiểu khoảng 800.000đ/kg là trâu khô chuẩn, nên lựa chọn kỹ cơ sở và xem các đánh giá của khách hàng trước khi mua.
Giá bán sỉ, bán buôn trâu gác bếp từ 650.000đ-720.000đ/kg, số lượng tối thiểu tầm 5kg trở lên.
Một số nơi sản xuất trâu khô làm tắt: hấp chín thịt trâu rồi mới đem sấy gác bếp. Cánh làm này nhanh nhưng chất lượng miếng trâu khô không ngon: Bên trong bị ướt, dùng chày đập cái là bên trong thịt màu trắng và bị nát bét. Tóm lại không nên mua loại này!
Kinh nghiệm mua trâu khô
Hiện có quá nhiều nơi bán loại đặc sản này, chọn mua thịt trâu gác bếp chuẩn cũng khó như lựa vàng đáy biển vậy! Với các bác chưa ăn bao giờ, em hướng dẫn chọn mua trâu khô online ngon nhất như thế này:
- Về giá: Đừng ham rẻ, tối thiểu trâu khô từ 350k/500g thì mua, rẻ dính hàng lởm.
- Quy cách đóng gói: Phải là hút chân không vì trâu khô vẫn có thể bị mốc nhanh
- Mẫu mã miếng trâu: to bản nhưng không quá dày mình (khó ăn), thớ dọc đều
- Mùi vị: phải dậy mùi mắc khén, ngửi qua túi chân không vẫn thấy nó sực vào mũi
- Thớ thịt trâu: Khi xé thử thì thớ thịt màu đỏ, xung quanh có tơ trắng đều các góc
- Có ghi thông tin chi tiết cơ sở sản xuất, giá bán và số điện thoại liên hệ rõ ràng
Nhiều bác kêu trâu gì mà đắt thế, có chỗ người ta bán 500k/kg kia kìa? Nếu là trâu gác bếp chuẩn thì không có giá đó đâu bác nhé. Tối thiểu giá ăn thử cũng khoảng 150k/200g may ra mới đúng hàng thật, không là dính pha lẫn thịt lợn khô hoặc trâu Ấn Độ rồi.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh khọt – Thơm ngon nức mũi ăn một lần nhớ mãi không thôi
- Cách nấu súp cua cho bé ăn tại nhà đơn giản ngon bổ rẻ
Cách ăn và lưu ý khi sử dụng thịt trâu gác bếp
Cách ăn trâu gác bếp khá cầu kỳ, lưu ý làm đúng các bước trên mới thưởng thức đúng vị trâu khô. Nhiều khách hàng mua về rồi xe nhỏ sử dụng ngay sau đó phản ánh rằng trâu quá cứng, quá khó ăn và chả có vị gì? Món đặc sản mà, nó đặc biệt nên cách ăn cũng đặc biệt. Món này xưa là quà đãi khách của Vua mèo Vương Chí Sình đấy các bác ạ.
Cách sử dụng trâu gác bếp cần hấp cách thủy sẽ làm thịt ngọt, từng thớ sẽ mềm ra và mùi mắc khén dậy lên kích thích vị giác. Về gia vị chấm thì chúng tôi thấy chấm với tương ớt xay là ngon nhất, Chẳm chéo (*) theo vị truyền thống cũng được nhưng không phù hợp nhiều người, khó ăn.
Còn nếu bạn muốn học cách làm chẩm chéo chấm thịt trâu gác bếp thì có thể thực hiện theo cách sau. Đầu tiên cần chuẩn bị nguyên liệu của chẩm chéo đó là tỏi, ớt, mì chính và quan trọng nhất là hạt mắc khén. Sau khi cho tỏi, ớt và mắc khén nướng chính để có mùi thơm thì thêm 3 nguyên liệu này vào cối rồi tiến hành giã nhỏ với muối và mì chính. Sau khi đã giã nhuyễn thì bạn chỉ cần nặng thêm chanh để dùng với thịt trâu gác bếp là đã có món thịt trâu gác bếp và chẩm chéo nha.
Bạn cũng cần biết thịt trâu gác bếp để được bao lâu? Với thịt trâu gác bếp đã khô hoàn toàn thì bảo quản đúng cách sẽ giữ được từ 6-8 tháng nhé! Cùng đó, khi thịt trâu xuất hiện các dấu hiệu nấm, mốc, các mảng nấm màu xanh trên bề mặt thịt thì nên xử lý cẩn thận trước khi sử dụng để đảm bảo độ an toàn của thịt nha. Còn nếu như trong thớ thịt có xuất hiện nấm mốc thì không nên sử dụng vì sẽ không an toàn, có khả năng ngộ độc.
Lời kết
Trâu gác bếp Tây Bắc là món ăn truyền thống của người Thái Đen, nay đã là đặc sản và phổ biến khắp cả nước. Thường vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc các lễ hội người ta mang biếu nhau là nhiều.
Trong những ngày mọi người quây quần cùng nhau, ngồi lai rai vài miếng thịt trâu gác bếp cùng chút tửu cay nồng để cảm nhận mùi khói lan toả khắp miệng, vị ngọt từ thịt tự nhiên khiến ai cũng thích mê.
Tổng hợp: amthucmuonnoi.net